Theo 1 công bố mới nhất trên tạp chí Bloomberg nổi tiếng, người chồng càng nộp nhiều lương cho vợ thì gia đình càng hạnh phúc. Công bố này cũng cho hay, mức lương lý tưởng nhất mà người chồng nên giữ lại cho mình chỉ là 5% mà thôi.
Mối liên hệ mật thiết giữa tiền lương và hạnh phúc gia đình
Tiền lương chắc chắn là có liên quan đến hạnh phúc gia đình rồi, điều này là không bàn cãi, tuy nhiên mức độ liên quan của nó như thế nào? Tiến sĩ Tâm lý học Micheal Norton – giảng viên trường ĐH Harvard đã thực hiện một nghiên cứu về vấn đề này trong 1 thời gian dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy: những gia đình hạnh phúc là những gia đình có chồng tự nguyện nộp lương cho vợ, và số tiền đóng góp càng nhiều thì hạnh phúc càng lớn.
Tỷ lệ đóng góp tiền lương tác động rất lớn đến hạnh phúc của hôn nhân. Nếu người chồng chỉ giữ lại 5% tiền lương cho chi tiêu cá nhân, còn lại đóng góp cho gia đình thì sẽ có hôn nhân hạnh phúc như khi đóng góp 100%.
Ngược lại, càng đóng góp ít thì hôn nhân càng ít hạnh phúc. Người chồng đóng góp 80% lương cho gia đình thì sẽ hạnh phúc hơn người chồng đóng góp 70% lương. Và những người chồng giữ toàn bộ thu nhập cho bản thân là người ít hạnh phúc nhất.
Vì sao lại vậy? Đó là bởi hạnh phúc hôn nhân được xây dựng và duy trì dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Nếu một ông chồng không tin tưởng vợ mình thì sẽ không đời nào nộp lương của mình cho vợ. Và một khi không có sự tin tưởng trong tình cảm thì cũng sẽ không có hạnh phúc. Tương tự như vậy, những cặp đôi không chia sẻ thu nhập cho nhau chắc chắn sẽ thường xuyên có những cãi vã xung quanh chuyện tiền bạc. Những tranh cãi này tỉ lệ nghịch với số tiền mà họ chia sẻ với nhau, chia sẻ càng ít thì tranh cãi càng nhiều.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, những cặp vợ chồng chung sống với nhau lâu dài có sự tin tưởng và chia sẻ với nhau nhiều hơn, về cả tiền bạc và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chồng không chịu nộp lương cho vợ?
Xu hướng của những cặp vợ chồng mới cưới gần đây là “độc lập tài chính”, nghĩa là tiền anh anh tiêu, tiền tôi tôi tiêu, nếu cần tiêu khoản chung gì lớn thì mỗi người đóng góp 1 ít. Đây được xem như là cách “phòng thân” hiệu quả khi hôn nhân đổ vỡ. Tuy nhiên, quan điểm riêng này chỉ phù hợp đối với những cặp vợ chồng không có mục tiêu sinh con, còn đối với những gia đình đã có con mà chồng vẫn quyết tâm giữ khư khư lương của mình thì hãy cẩn thận, bởi sẽ có những tranh cãi liên tiếp xảy ra trong gia đình, bắt nguồn từ tiền bạc.
Khi có con, người vợ chính là trụ cột tài chính cho con cái, họ sẽ dành phần lớn thu nhập của mình để chi tiêu cho con. Theo thống kê của nhà xã hội học Jan Pahl cho thấy: Những chi tiêu chính của người vợ thường dành cho: nội trợ, con cái và các chi phí khám sức khỏe. Trong khi đó chi tiêu của các ông chồng thường dành cho các loại đồ uống có cồn và việc bảo dưỡng, sữa chữa các phương tiện đi lại trong gia đình. Từ đó có thể thấy rằng, người vợ chính là người chi trả toàn bộ chi phí chăm sóc con cái, chi phí ăn uống và các loại hóa đơn, chi phí cơ bản trong nhà. Vì thế, nếu 1 gia đình mà 2 vợ chồng tách riêng tài chính, chồng không chịu chia sẻ trách nhiệm nuôi con, lo cho gia đình với vợ thì hôn nhân của họ sẽ gặp rắc rối lớn./