Cách phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả cho trẻ cha mẹ nên biết

Đăng bởi Đinh Ngọc Điệp vào lúc 20/04/2019

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh, hãy đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm này nhé.

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm tại giữa thường có các biểu hiện sau:

- Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C

- Tỏ ra rất bứt rứt, khó chịu và thường khóc khi được đặt nằm xuống. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang bị đau do áp lực gia tăng ở tai khi bé nằm.

- Tìm cách kéo tai hay cọ tai vào người bạn

- Khóc, trằn trọc, khó ngủ

- Không phản ứng với âm thanh

- Có dịch hoặc mủ chảy ra từ tai. Đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ của bé đã bị vỡ do áp lực quá mức

- Các mảng dịch hoặc mủ đã khô đóng vảy xung quanh tai

- Mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em bằng cách:

- Nếu bé trong độ tuổi bú mẹ thì nên cho bé bú mẹ thường xuyên. Sữa mẹ giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé. Bạn không nên cho con bú bình vì khi bạn dốc bình, sữa có thể chạy vào ống Eustachian và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.

- Nếu bé bú sữa công thức: Bạn hãy cho bé bú ở tư thế ngồi và nhớ giúp bé ợ hơi sau khi bú.

- Nếu bé ở độ tuổi ăm dặm, bạn nên cho con ngồi để ăn thay vì cho bé nằm hoặc ôm bé trong lòng.

- Bạn hãy cố gắng không để bé phải đi nhà trẻ khi dưới 1 tuổi. Việc đi nhà trẻ quá sớm có thể khiến trẻ bị ho, khóc nhiều, bị cảm thường xuyên hơn, dễ dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em.

- Vệ sinh cho bé cẩn thẩn: Khi tắm không để nước vào tai bé, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để bé không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai.

- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là cổ, gan bàn chân khi thời tiết lạnh

- Điều trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA, Amidan… để tránh tái phát và biến chứng thành viêm tai giữa

- Đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ và khô ráo, tránh khói bụi, ẩm mốc...

- Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên có sự thăm khám và điều trị của bác sỹ chuyên khoa.

(Tổng hợp)

 

Tags : nhận biết viêm tai giữa, phòng tránh viêm tai giữa, viêm tai giữa ở trẻ
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SX TM DV CUỘC SỐNG XANH
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn